Dạng bào chế: Siro
Quy cách: Chai x 60ml
Thương hiệu: Việt Nam
Xuất xứ thương hiệu: SANOFI
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Sanofi Việt Nam
Nước sản xuất: Việt Nam
Hạn sử dụng: Xem trên bao bì sản phẩm
Mô tả sản phẩm
Thành phần
Bromhexin hydrochlorid….4mg
Công dụng
Thuốc Bisolvon được chỉ định để làm loãng đờm trong các bệnh phế quản phổi cấp và mạn tính có kèm theo sự tiết chất nhầy bất thường và sự vận chuyển chất nhầy bị suy yếu.
Cách dùng
Cách dùng
Bisolvon Kids dùng đường uống.
Liều dùng
Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: 10 mL (8 mg) 3 lần mỗi ngày.
Trẻ 6 -12 tuổi: 5 mL (4 mg) 3 lần mỗi ngày.
Trẻ 2 – 6 tuổi: 2,5 mL (2mg) 3 lần mỗi ngày.
Trẻ dưới 2 tuổi: 1,25 mL (1 mg) 3 lần mỗi ngày.
Khi bắt đầu điều trị có thể cần thiết phải tăng tổng liều mỗi ngày đến 48 mg (60 mL hoặc 20 mL 3 lần mỗi ngày) ở người lớn và trẻ trên 12 tuổi.
Cốc đong liều bao gồm trong sản phẩm có vạch chia liều phù hợp.
Siro không chứa đường do đó phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường và trẻ nhỏ.
Thời gian điều trị Bisolvon siro không quá 8 – 10 ngày mà không hỏi ý kiến bác sỹ.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Cho đến nay chưa ghi nhận các triệu chứng đặc hiệu do quá liều ở người.
Dựa trên các báo cáo về quá liều một cách tình cờ và/hoặc dùng thuốc sai, các triệu chứng quan sát thấy phù hợp với các tác dụng phụ đã biết của Bisolvon tại liều khuyến cáo và có thể cần điều trị triệu chứng.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Lưu ý
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Bảo quản
Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp và nhiệt độ cao.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Siro Bisolvon Kids Boehringer làm loãng đờm trong các bệnh phế quản phổi cấp và mạn tính”