Dạng bào chế: Viên nén bao phim
Quy cách: Hộp 10 vỉ x 10 viên
Thương hiệu: Việt Nam
Xuất xứ thương hiệu: Mediphar USA (Việt Nam)
Nhà sản xuất: Công ty TNHH Mediphar USA
Nước sản xuất: Việt Nam
Hạn sử dụng: Xem trên bao bì sản phẩm
Mô tả sản phẩm
Thành phần
Ofloxacin bao gồm những thành phần chính như là:
Mỗi viên nén bao phim có chứa:
Hoạt chất: Ofloxacin 200mg.
Tá dược: vừa đủ 1 viên.
Công dụng
Thuốc Ofloxacin được dùng trong các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm:
Viêm phế quản nặng do vi khuẩn, viêm phổi.
Nhiễm khuẩn Chlamydia tại cổ tử cung hoặc niệu đạo có hoặc không kèm lậu, lậu không biến chứng, viêm tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu.
Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
Viêm đại tràng do nhiễm khuẩn.
Cách dùng
Cách dùng:
Thuốc dùng đường uống.
Liều dùng:
Người lớn:
– Viêm phế quản đợt bệnh nặng do nhiễm khuẩn hoặc viêm phổi: Uống 400 mg cách 12 giờ 1 lần, trong 10 ngày.
– Nhiễm Chlamydia (trong cổ tử cung và niệu quản): uống 300 mg, cách 12 giờ 1 lần, trong 7 ngày.
– Lậu, không biến chứng: Uống 400 mg, 1 liều duy nhất.
– Viêm tuyến tiền liệt; uống 300 mg, cách 12 giờ/1 lần, trong 6 tuần.
– Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Uống 400 mg, cách 12 giờ 1 lần, trong 10 ngày.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu:
+ Viêm bàng quang do E. coli hoặc K. pneumoniae: uống 200 mg, cách nhau 12 giờ 1 lần, trong 3 ngày.
+ Viêm bàng quang do các vi khuẩn khác: Uống 200 mg, cách nhau 12 giờ/1 lần, trong 7 ngày.
+ Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng: Uống 200 mg, cách 12 giờ 1 lần, trong 10 ngày.
Người lớn suy chức năng thận:
– Độ thanh thải creatinin >50 ml/phút: Liều không thay đổi, uống cách 12 giờ /1 lần. – Độ thanh thải creatinin: 10 – 50 ml/phút: liều không đổi, uống cách 24 giờ 1 lần. – Độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút: Uống nửa liều, cách 24 giờ/1 lần.
– Liều trẻ em cho tới 18 tuổi: không khuyến cáo dùng.
Lưu ý
– Thận trọng đối với các người bệnh động kinh hoặc có tiền sử rối loạn thần kinh trung ương.
Bảo quản
Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp và nhiệt độ cao.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Ofloxacin, điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm”